Tăng axit uric cho người bệnh gút khi ăn yến sào

20/08/2019

Những người mắc bệnh gút không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhân purin vì có thể làm tăng thêm nồng độ axit uric trong cơ thể, tuy nhiên, họ có thể ăn tổ yến theo một lượng phù hợp với cơ thể, giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho mình.

Gút là bệnh viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh là do nồng độ axit uric trong máu cao. Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình thoái giáng các nhân purin chất này có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Khi lượng axit uric này tích lũy quá lâu, dần dần lắng đọng thành các tinh thể muối urat tại các khớp, hình thành cục tophy, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn và rất khó khăn trong việc điều trị.

Vì thế, để điều trị bệnh gút, các bác sĩ thường khuyên các bệnh nhân của mình nên lựa tránh những loại thực phẩm chứa nhân purin như:

+ Các loại hải sản

+ Các loại thịt như : thịt bò, thịt chó, thịt dê..

+ Ngũ tạng động vật như: tim, gan, thận, óc…

+ Kiêng các loại thực phẩm có tốc độ tăng trường nhanh vì làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể như: giá đỗ, bạc hà, măng…

+ Nên kiêng các loại rượu bia, các loại nước ngọt có ga..

Trong thành phần của yến sào chứa nhiều đạm (khoảng 50-60%), điển hình là một số loại protein, axit amin. Ngoài ra trong tổ yến còn có chứa canxi, sắt, kali, phốt pho, magie… không bao gồm các chất chứa nhân purin.

Trong mỗi chén yến có chứa khoảng 2-5g yến rút lông thượng hạng vì vậy hàm lượng đạm trong mỗi chén khi ăn vào cũng không nhiều lắm. Tuy nhiên, những người mắc bệnh gút nên ăn khoảng 2-3 lần/tháng, có thể thay đổi tăng lên hay giảm xuống tùy thuộc vào cơ thể mỗi người.

Trên đây là những lưu ý cho người bị bệnh gout khi dùng yến sào nếu bạn đang tìm một cơ sở cung cấp yến sào chất lượng uy tín thì hãy nhanh chóng đến với Yến Sào An Toàn để có thể có được những sản phẩm yến sào có chất lượng nhất nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Bài viết mới nhất