Không nên chưng yến cùng với những loại thực phẩm nào?

29/05/2023
Yến sào luôn được biết là một món ăn rất bổi dưỡng và phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ con đến người lớn tuổi. Yến sào thường được chế biến cùng với các loại nguyên liệu chưng kèm để tăng hương vị và tăng thêm dưỡng chất. Một vài nguyên liệu thường được chưng kèm có thể kể đến như táo đỏ, hạt chia, đường phèn, nhân sâm, đông trùng hạ thảo,.. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc rằng có loại nguyên liệu nào không nên chưng cùng với yến sào không nhỉ? Nếu bạn có cũng có thắc mắc như vậy, hãy cùng Yến Sào An Toàn đi tìm hiểu xem không nên chưng yến cùng với những loại nguyên liệu nào nhé!

1. Tổ yến kỵ gì?

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu hay một báo cáo khoa học nào cho thấy yến sào kỵ với một loại thực phẩm nào. Chính vì vậy, chúng ta có thể yên tâm sử dụng yến sào mà không cần quá lo lắng việc không nên chưng yến với những loại thực phẩm nào.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng yến đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng nhu cầu, cũng như việc tìm hiểu kỹ các nguyên liệu chưng kèm có phù hợp với thể trạng của bản thân hay người dùng hay không. Để yến sào phát huy được tốt công dụng vốn có của nó. 

Yến Vuông Chia Sẵn tiện lợi cho mỗi lần dùng

2. Những lưu ý khi chế biến và bảo quản yến

Những lưu ý khi chế biến:

  • Không nên ngâm yến sào trong nước sôi hay nước nóng. Yến sào chỉ nên ngâm với nước lạnh ở nhiệt độ thường. 
  • Ngâm tổ yến từ 12 - 20 phút. Không nên ngâm yến quá lâu sẽ làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên đối với chân yến có thể ngâm lâu hơn một chút sẽ giúp việc sơ chế, nhặt lông yến dễ dàng hơn.
  • Không nấu yến trực tiếp với nước trong nồi. Yến sào kỵ nhiệt, nếu gặp nhiệt độ cao các khoáng chất trong yến sẽ bốc hơi, đồng thời làm yến bị nhão, mềm, không còn dai, giòn, thơm ngon


Chưng kèm yến với các nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị và dưỡng chất

Những lưu ý khi bảo quản yến:

  • Yến có thể sử dụng được 2 - 3 năm trong điều kiện bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tránh những nơi ẩm ướt. 
  • Có thể bảo quản yến trong hộp kín và để trong ngăn đông tủ lạnh. 
  • Khi tổ yến đã được chế biến thì nên sử dụng hết trong 1 tuần với điều kiện để trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên sử dụng tổ yến đã chưng để quá lâu có thể gây tiêu chảy, đau bụng, ngộ độc thực phẩm.

3. Những ai không nên ăn tổ yến?

Tổ yến tốt và hầu hết ai cũng có thể dùng. Tuy nhiên có 1 số trường hợp sau đây tuyệt đối không nên sử dụng yến sào:
  • Trẻ em dưới 1 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi chỉ nên ăn sữa mẹ và các thức ăn nhẹ nhàng. Với yến sào do có quá nhiều chất dinh dưỡng "đại bổ" nên hệ tiêu hóa của bé chưa thể hấp thụ được nên sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. 
  • Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng. 3 tháng mang thai đầu tiên mẹ chưa nên dùng yến sào để bồi đổ. Sau 3 tháng mẹ có thể bắt đầu dùng yến sào với liều lượng vừa phải để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 
  • Những người kém hấp thu, tiêu hóa kém. Khi cơ thể quá gầy yếu, cơ thể luôn mệt mỏi, xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu sẽ khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong yến sào. 
  • Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính. Mắc các bệnh như viêm da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản cấp cũng không nên sử dụng yến sào. Khi cơ thể đang yếu, sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể dẫn đến tình trạng viêm, yến sào là món ăn có tính bình sẽ khó hấp thụ được các dưỡng chất.
Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể sử dụng yến sào một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Nếu còn thắc mắc về yến sào thì hãy liên hệ ngay với Yến Sào An Toàn qua hotline 0936.281.237 để được tư vấn chi tiết hơn nhé. 
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bài viết mới nhất