Những ai không nên dùng tổ yến?

29/12/2019

Tổ yến hay còn gọi là yến sào, từ lâu đã được xem như là một loại cao lương mỹ vị có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Trong xã hội hiện đại, yến sào đã trở thành một loại thực phẩm bổ sung ngày càng được ưa chuộng như một món quà sức khỏe cho người thân.

1. Tác dụng chung của yến sào với cơ thể

Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học, trong thành phần của yến sào chứa 18 loại acid amin trong đó có một số loại có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine.

Hàm lượng acid Syalic chiếm 8,6% và Tyrosine có tác dụng làm phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu.

Yến sào kích thích phát triển hồng cầu (ảnh: internet)Nhiều kết quả gần đây cho thấy, việc sử dụng tổ yến với cơ thể nhiễm độc còn làm hạn chế mức độ sút cân, ổn định các chỉ tiêu về huyết học và giúp cơ thể phục hồi một cách nhanh chóng.

Trong yến sào còn chứa một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Tăng cường độ ẩm
  • Giảm nếp nhăn
  • Chống lão hóa
  • Giúp da mịn màng, săn chắc
  • Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp
  • Giảm huyết áp
  • Cải thiện chức năng tim
  • Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể
  • Tăng tuổi thọ con người

2. Những ai không nên dùng Tổ Yến

Khi sử dụng yến sào có người bệnh cũng nên chú ý một số điểm sau. Những người đang bị các bệnh: ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, cơ thể gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu. Những người này đặc biệt không thể hấp thu các thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm như tổ yến bởi nó sẽ dễ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Theo Đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt vào các kinh phế và vị, hiệu quả dưỡng âm bổ phế, tiêu đàm, trừ ho , định suyễn. Những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt thì không nên sử dụng bởi cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa rất kém, ăn nhiều vừa lãng phí lại khiến bệnh phát triển nặng thêm.

Ngoài những trường hợp liên quan đến thể trạng cơ thể trên, đối tượng trẻ em dưới 7 tháng tuổi cũng không nên dùng yến do lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để tiêu thụ loại thực phẩm có thành phần bổ dưỡng này.

3. Liều lượng ăn tổ yến hợp lý

- Trẻ em 1- 4 tuổi: 1 – 2 gram tổ yến tinh/ngày

- Trẻ em 4 tuổi trở lên, Phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2 – 3 gram yến tinh/ngày

- Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới mổ dậy…): 3-4gram yến tinh/ngày     


Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về yến sào cũng như các dòng yến đang có trên thị trường hiện nay, thì đừng ngần ngại gọi ngay cho Yến Sào An Toàn qua hotline 0936.281.237 để được tư vấn chi tiết nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bài viết mới nhất